THÔNG CÁO BÁO CHÍ Dệt may Việt Nam liệu có vượt qua COVID 19?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là hai cơ quan đồng bảo trợ và tài trợ nghiên cứu đã phối hợp tổ chức công bố kết quả nghiên cứu “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa” chiều 29/6/2020 tại Hà Nội.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Dệt may Việt Nam liệu có vượt qua COVID 19?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là hai cơ quan đồng bảo trợ và tài trợ nghiên cứu đã phối hợp tổ chức công bố kết quả nghiên cứu “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa” chiều 29/6/2020 tại Hà Nội.
Báo cáo được các chuyên gia thuộc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) của VNUA thực hiện ngay trong thời gian đại dịch COVID-19 đang diễn ra, do đó rất sát thực và kịp thời. Báo cáo xem xét thực trạng ngành dệt may Việt Nam, tìm ra và chẩn đoán những điểm yếu của ngành, từ đó đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến kết quả của ngành trong năm 2020 và xa hơn nữa. Báo cáo rà soát tổng thể nhiều nguồn số liệu để đưa ra đề xuất chính sách cho ngành dệt may Việt Nam trong một khuôn khổ rộng hơn, liên quan đến thể chế và sáng tạo, cơ hội và thách thức mới mà các hiệp định thương mại tự do mang lại đặc biệt liên quan đến chuỗi cung ứng và công nghệ tạo ra cho ngành.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành – Trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc Chương trình MCSS cho biết: “Dệt may Việt Nam tạo việc làm cho gần 2,6 triệu lao động, giải quyết 20% lao động ngành công nghiệp và gần 5% tổng số lao động cả nước. Năm 2019, ngành dệt may là ngành có mức xuất khẩu lớn thứ ba với kim ngạch gần 40 tỷ USD, đóng góp khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. EVFTA sẽ giúp giảm thuế bình quân với hàng may mặc Việt Nam từ 12% về 0%. Chúng tôi tin rằng COVID -19 và các thay đổi về chính sách đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi, tập trung đổi mới và nâng cao giá trị tăng thêm của các sản phẩm ngành. ”
Báo cáo – thông qua nhiều số liệu thuyết phục, đã chỉ rõ “Covid-19 tác động rất tiêu cực đến cả nguồn cung và đầu ra của ngành dệt may. Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, năm tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU (28) giảm 19%. Với hiệu ứng của việc hiệp định thương mại tự do giữa VN và EU được phê chuẩn, dệt may Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho ngành. Để làm được việc đó, rất cần nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu thuế, giá phù hợp.”
Chị Phan Lê Huyền Gấm nhân viên công ty Molax Vina tại Bình Tân , tp HCM chia sẻ: “Tôi đã làm việc ở công ty này bốn năm nay, và chưa bao giờ gặp phải khó khăn như bây giờ. Từ đầu năm đến nay các đơn hàng liên tục bị hủy hoặc không xuất đi được, nhiều anh chị em đã phải nghỉ việc, giãn lương hoặc không nhận lương. Chúng tôi rất mong nhà nước có các chính sách hỗ trợ cụ thể để chúng tôi có thể tồn tại được với nghề, vượt qua thời kỳ khó khăn này”.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong chuỗi các nghiên cứu liên quan đến sinh kế, việc làm, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và công bằng xã hội nằm trong chương trình hợp tác giữa ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và chương trình MCSS, hướng đến các dự báo cho chính sách vĩ mô của Việt Nam, trong bối cảnh tiểu vùng sông Mekong và xa hơn nữa. “Chúng tôi kỳ vọng các kết quả nghiên cứu có tính đột phá và thực tế như thế này sẽ được MCSS tiếp tục trong các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt quan tâm đến hiệu ứng của các chính sách vĩ mô tới cuộc sống và sinh kế của các nhóm yếu thế, như công nhân nhập cư trong ngành dệt may chẳng hạn”- Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam nêu tại buổi công bố hôm nay.
Thông tin cho Biên tập viên
Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (Mekong - China Strategic Studies Program, MCSS) là chương trình nghiên cứu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo mô hình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tinh hoa. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu bao gồm: (i) Các vấn đề kinh tế - chiến lược Trung Quốc và các quốc gia khu vực sông Mekong; (ii) Các vấn đề về phát triển bền vững khu vực Mekong, bao gồm biến đổi khí hậu, quản trị tài nguyên nước, các cơ chế hợp tác đa phương mới tại khu vực Mekong. Facebook fanpage của MCSS http://www.facebook.com/MCSS.Program, hoặc Twitter https://twitter.com/MCSS_VNUA.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA): tiền thân là Trường Đại học Nông lâm, được thành lập ngày 12/10/1956 là một trong bốn trường đại học đầu tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Hiện nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là Đại học tự chủ, đa ngành, theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Học viện đã xây dựng được 36 nhóm nghiên cứu mạnh, 5 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 4 nhóm nghiên cứu tinh hoa với đặc điểm đa ngành, đa lĩnh vực. Website: www.vnua.edu.vn
Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp (Agrinnovation) trực thuộc VNUA, là cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tri thức và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm hướng đến viêc khai thác hiệu quả nguồn lực khoa học và công nghệ thông qua việc phát triển các hướng nghiên cứu công nghệ mới - giá trị cao - liên ngành - tích hợp với công nghệ 4.0 và đồng sáng tạo với doanh nghiệp để tạo ra giá trị mới phục vụ thị trường. Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong- Trung Quốc (MCSS) là một trong năm đơn vị trực thuộc Trung tâm.
ActionAid là một Liên đoàn Quốc tế hoạt động với mục tiêu chấm dứt đói nghèo và bất công. Được thành lập tại Anh Quốc năm 1972, đến nay ActionAid đã có mặt tại 47 quốc gia trên thế giới, tích cực tham gia vào các nỗ lực xóa nghèo và phát triển tại các khu vực Châu Á, Châu Âu, Mỹ Latinh và Châu Phi. Website: www.actionaid.org
ActionAid Việt Nam (AAV) là một thành viên của ActionAid Quốc tế (AAI) từ tháng 6 năm 2015. Bắt đầu mở Văn phòng Đại diện tại Việt Nam từ năm 1992, đến nay AAV đã có gần 30 năm liên tục hợp tác
với Việt Nam thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển dài hạn tại các khu vực (vùng
núi) Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực nghèo đô thị.
Trong nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, AAV đã hỗ trợ trực tiếp hàng triệu lượt người trên khắp cả nước, đặc biệt các nhóm phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người di cư, người mất đất và không có đất, người bị thiệt thòi có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Facebook: https://www.facebook.com/actionaidvn
Thông tin thêm xin vui lòng liên hệ:
- TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình MCSS, email: psthanh@vnua.edu.vn
- Ms. Nguyễn Thị Huyền Vi – Trưởng Bộ phận Quản trị Tổng hợp, ActionAid Việt Nam, email: vi.nguyenthihuyen@actionaid.or
English below
Press Release
Will Vietnam Textile and Garment overcome COVID-19?
Vietnam National University of Agriculture (VNUA) and ActionAid International in Vietnam (AAV)- co-sponsors, have jointly organized the Launching of Research Report "Vietnam Textile and Garment: The impact of Covid-19 and beyond” in the afternoon of 29/6/2020 in Hanoi.
The Report was made by experts of Mekong-China Strategic Studies Program (MCSS)- VNUA during the time of the COVID-19 pandemic, which is very realistic and timely. The report examined the status of Vietnam's textile and apparel industry, identified and predicted its weaknesses, and then assessed the impact of the COVID-19 pandemic on industry results in 2020 and beyond. The report reviews the overall range of data sources to make policy recommendations for Vietnam's textile and garment industry in a broader framework, involving new institutions and innovations, opportunities and challenges that free trade agreements, in particular, the supply chain and technology will bring for the industry.
Dr. Pham Sy Thanh - Head of the Research team and Program Director of MCSS said: “Vietnam's textile and garment industry provides jobs for nearly 2.6 million workers, hosts 20% industrial workers and nearly 5% of total number of employees nationwide. In 2019, the textile industry is the third largest export industry with a turnover of nearly US $ 40 billion, contributing about 15% of Vietnam's export turnover. EVFTA will help reduce the average tax on Vietnamese garments from 12% to 0%. We believe that COVID -19 and policy changes will require Vietnam's textile and garment industry to boldly change, focus on innovation and increase the added value of its products.
The Report with convincing data, pointed out that “COVID-19 has a very negative impact on both supply and output of the textile and garment industry. In terms of key export markets, in the first five months of 2020, exports to the US market decreased by 14.9%, the EU market (28) decreased by 19%. With the effect of the Free Trade Agreement between Vietnam and EU ratified, Vietnam textile and garment need to invest more in innovation to create more added value for the industry. In order to do that, the government needs to make clear changes in appropriate policies, tax structure and prices. ”
Ms. Phan Le Huyen Gam of Molax Vina Company in Binh Tan, Ho Chi Minh City shared: “I have been working in this company for four years, and have never encountered difficulties like now. Since the beginning of the year until now, orders have been canceled or could not been exported, many of us had to quit the jobs and even not received salaries. We look forward to the government to have specific supporting policies so that we can survive to overcome this difficult period. ”
This is the first one in a series of studies related to livelihoods, employment, climate change, gender equality and social justice as part of cooperation program between the ActionAid International in Vietnam and the MCSS program which addresses the forecast for Vietnam's macroeconomic policies in the context of sub-region of the Mekong and beyond. “We expect that such breakthrough and realistic research results will be continued by MCSS in upcoming studies, with particular attention to the effects of macroeconomic policies on livelihood of vunerable group such as migrant workers in the textile and garment industry”- Ms. Hoang Phuong Thao, Country Director of ActionAid International in Vietnam stated in the Report Launching today.
Information for edition
The China-Mekong Strategic Studies Program (MCSS) is a research program of the Vietnam National University of Agriculture, operating under the research model of the elite research group. The main research areas include: (i) Economic and strategic issues in China and countries in the Mekong region; (ii) Issues on sustainable development of the Mekong region, including climate change, water resource governance, new multilateral cooperation mechanisms in the Mekong region. Facebook fanpage of MCSS: http://www.facebook.com/MCSS.Program/ Twitter https://twitter.com/MCSS_VNUA
Vietnam National University of Agriculture (VNUA): formerly University of Agriculture and Forestry, was established on 12/10/1956 as one of the first of four universities in the country "Democratic Republic of Vietnam". Currently, Vietnam National University of Agriculture is an autonomous, multidisciplinary university, following the model of advanced research universities in the world. The University has built 36 strong research groups, 5 excellent research groups and 4 elite research groups with multi-disciplinary and multi-field. Website: www.vnua.edu.vn
The Center for Agricultural Innovation (Agrinnovation) under VNUA, is a research and knowledge transfering and innovation center in the field of agriculture and rural development, the Center aims to exploit effectively scientific and technological resources through the development of new technology research directions - high value - interdisciplinary - integrated with technology 4.0 and co-creating with businesses to create new values to serve the market. . The Mekong-China Strategic Research Program (MCSS) is one of five units under the Center.
ActionAid is an International Federation that works to end poverty and injustice. Founded in the United Kingdom in 1972, ActionAid is now presenting in 47 countries around the world, actively participating in poverty reduction and development efforts in Asia, Europe, Latin America and Europe. Africa. Website: www.actionaid.org.
ActionAid Vietnam (AAV) has been a member of ActionAid International (AAI) since June 2015. Starting to open a Representative Office in Vietnam in 1992, AAV has nearly 30 years of continuous cooperation with Vietnam in implementing long-term development assistance programs in Northwest, Central Highlands, Mekong Delta and poor urban areas (mountainous areas). For many years operating in Vietnam, AAV has directly supported millions of people across the country, especially women, children, ethnic minorities, migrants, landless and without land, disadvantaged people have a better life. Facebook: https://www.facebook.com/actionaidvn
For more information, please contact:
- Dr. Pham Sy Thanh, Program Director of MCSS, email: psthanh@vnua.edu.vn
- Ms. Nguyen Thi Huyen Vi- Head of General Affairs, AAV, email: vi.nguyenthihuyen@actionaid.org